Di tích Long_Biên

  • Đình Tình Quang ở phường Giang Biên, Long Biên Hà Nội thờ tướng nhà Đinh Đinh Điền và 2 vị hoàng đế họ Lý là Lý Nam ĐếLý Chiêu Hoàng. Đình Tình Quang đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật ngày 11/5/1993.
  • Đình Mai Phúc ở phường Phúc Đồng, Long Biên Hà Nội thờ hai anh em Xuân Vinh và Luận Nương đã tập hợp trai tráng trong làng thành đội dân binh, đánh bại các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường, Kiều Công Hãn.[3]
  • Đình Cầu Bây Thạch Bàn, Long Biên[4] Hà Nội thờ vị tướng Lã Lang Đường có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Em trai của vị tướng Lã Lang Đường là Lã Lang Đế được thờ ở làng Ngô bên cạnh làng Cầu Bây.
  • Đình làng Ngô Thạch Bàn, Long Biên Hà Nội thờ tướng nhà Đinh Lã Lang Đế có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và đánh quân Ngô.. Anh trai của vị tướng Lã Lang Đế là Lã Lang Đường được thờ ở làng Cầu Bây bên cạnh làng Ngô.
  • Đình Thống Nhất phường Cự Khối, Long Biên[4] Hà Nội Đình Hạ Trại thôn Thống Nhất thờ Lã Lang Đế phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Đình Thổ Khối ở phường Cự Khối, Long Biên Hà Nội Đình Thổ Khối có từ trước năm 1730, bên trong thờ 6 vị thành hoàng trong đó có 3 vị là Bạch Đa đại vương, Dị Mệ đại vương và Đào thành hoàng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Hiện nay, đình Thổ Khối thuộc tổ 9, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội.
  • Đình Lý Thường Kiệt ở phường Ngọc Thuỵ, Quận Long Biên, Hà Nội; thờ Thái uý Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt.
  • Đình Thanh Am ở Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Hà Nội; thờ vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung, 2 vị tướng kiệt xuất trong cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm, một doanh nhân văn hoá thế kỷ XVI, làm thành hoàng làng. Ngày 09/01/1990, Đình Thanh Am được Bộ Văn Hoá thông tin công nhận đi tích lịch sử.
  • Đình Cự Đồng còn có tên là Đình Đông Lâm, nay thuộc tổ 1, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. Nơi đây là địa bàn hoạt động của của nghĩa quân Hai Bà Trưng dẹp giặc Tô Định. Đình Cự Đồng thờ danh tướng Thành Công Liệt Đại Vương; ông là người có công giúp Hai Bà Trưng dẹp giặc Tô Định được phong cho thực ấp địa bàn huyện Gia Lâm.
  • Đình Gia Thụy có tên Nôm là Chợ Da, dưới thời Nguyễn thuộc xã Gia Thụy, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Đình Gia Thụy lưu giữ cuốn gia Thần phả do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên 1573. Thở thành hoàng làng gồm anh em Trung Thành, Đông Lương, Thông Vĩnh, và em gái Quý Nương, vốn là bốn tướng của An Dương Vương Thục Phán.
  • Đình Hội Xá nằm bên bờ Nam sông Đuống thuộc Tổ 1, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Đình Hội Xá thờ Thánh Gióng cùng tướng Hoàng Hổ. Hoàng Hổ là một lãnh binh trong đạo quân của làng Hội Xá đã theo Phù Đổng đánh giặc Ân và tướng quân Nguyễn Nộn ở cuối thời Nhà Lý. Hàng năm từ xa xưa cứ mùng 8 tháng 4 âm lịch, nhân dân 5 thôn: Phù Đổng, Phù Dực, Hội Xá, Đổng Viên, Đổng Xuyên (Gióng Mốt) lại cùng nhau long trọng tổ chức ngày hội tưởng niệm vị anh hùng làng Gióng.
  • Đình Kim Quan thuộc tổ 4, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Thời Lê, có Phò mã Lê Đạt Chiêu đã tay vua xin đi đi dân đến vùng đất mới, thành lập làng Kim Quan. Đình Kim Quan thờ Linh Lang Đại vương và một số nhân thần vị quan tước Lân Hoài Bá Lê Đạt Chiêu và 2 vị nữ Thần là Thiên Tiên Đào Hoa phu nhân và Hà Tiên Phương Dung phu nhân.
  • Đình Lâm Du nằm ở trung tâm xã Bồ Đề, nay ở tổ 24, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Đình Lâm Du thờ Thần Linh Lang tức Uy Đô, con trai vua Trần Thánh Tông (1258 – 1378) và công chúa Liễu Hạnh.
  • Đình Lệ Mật nằm trong một cụm di tích quốc gia bao gồm đình và chùa làng Lệ Mật, tại phố Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Đình Hạ thờ ông Hoàng Đức Trung người bắt rắn thời Lý Thánh Tông. Hàng năm, dân chúng mở hội đình Hạ và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn.
  • Đình Ngọc Lâm thuộc tổ 17, phường Ngọc Lâm của quận Long Biên, nội thành Hà Nội. Đình Ngọc Lâm thờ Linh Lang Đại vương, vốn là Hoàng tử con vua Lý Thánh Tông, có công đánh giặc giúp nước.
  • Đình Nha thuộc tổ 18, phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đình Nha thờ Liên Hoa công chúa thời Đinh và Linh Lang Đại Vương thời Lý. Đình nằm trên tuyến đường với làng cổ Bát Tràng, là một di tích thu hút sự quan tâm của khách thập phương xa gần.
  • Đình Nông Vụ tổ 15, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Đình Nông Vụ Đông thờ 3 vị nhân Thần có công với nước, với dân. Đó là các vị Thần có liên quan trực tiếp tới cuộc sống và quá trình đánh giặc của người dân trên mảnh đất Nông Vụ và đó là 3 anh em nhà họ Trịnh là Trịnh Chính, Trịnh Trí và người em gái Quốc Nương. Hàng năm, dân làng Vo Đông mở hội vào ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày sinh của các vị Thần.
  • Đình Phú Viên thuộc tổ 2, phường Bồ Đề, quận Long Biên, nằm trong khu vực di tích đền Chầu, bên cạnh chùa Bồ Đề nổi tiếng. Đình Phú Viên thờ đức Linh Lang là con của Hoàng Hậu chánh cung Minh Đức và vua Trần Thánh Tông.
  • Đình Phúc Xá thuộc tổ dân phố số 8, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Đình Phúc Xá có khởi nguồn tạo dựng từ rất sớm với 2 chức năng chính là: nơi phụng thờ thành hoàng làng, các vị phúc Thần có công với dân, với nước và nơi tổ chức lễ hội.
  • Đình Quán Tình là tên gọi theo địa danh hành chính thuộc thôn Quán Tình, xã Giang Biên. Nay đình thuộc tổ 5, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Ngôi đình nằm ngay sát chân đê, tả ngạn sông Đuống. Đình thờ vị Thần Nguyễn Nộn – một danh tướng dưới thời nhà Lý.
  • Đình Thạch Cầu thuộc tổ 1, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội. Theo truyền thuyết ở địa phương thì đình Thạch Cầu thờ Lã Lang Đường – một vị tướng tài ba đã giúp Ngô Quyền đánh dẹp giặc ngoại xâm và Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
  • Chùa Ái Mộ có tên chữ là "Thiên Định Tự". Chùa Ái Mộ nằm phía trong đê sông Hồng, giáp cầu Long Biên, phía Bắc giáp xã Ngọc Thụy.
  • Chùa Bắc Biên còn gọi chùa An Xá, tên chữ Phúc Xá Tự, có ít nhất từ thế kỷ 17, là ngôi chùa của làng Bắc Biên, nằm trong ngõ 293 Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
  • Chùa Bắc Cầu 2 có tên chữ là "Long Đọi tự" (chùa Long Đọi) ở tại tổ 36, cụm Bắc Cầu 2, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
  • Chùa Bắc Cầu 3 có tên chữ là: "Thuận Lợi tự" (chùa Thuận Lợi) nay là tổ 35, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
  • Chùa Bồ Đề tọa lạc trên một bãi bồi ven sông Hồng ở ngoài đê bên bờ Bắc phía hạ lưu, gần chân cầu Chương Dương, nay thuộc tổ 2, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Xung quanh chùa có rất nhiều di tích khác như đền Ghềnh, đền Chầu, chùa Lâm Du, chùa Ái Mộ.
  • Chùa Gia Quất là tên gọi theo địa danh của thôn, tên cho là "Sùng Phúc tự" (chùa Sùng Phúc). Chùa hiện nay thuộc tổ 5, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
  • Chùa Lâm Du nằm trên đất trải dài với trung tâm bờ bắc là huyện Gia Lâm, quận Long Biên, bờ nam là quận Hoàn Kiếm, Ba Đình với 36 phố phường.
  • Chùa Lệ Mật có tên chữ là Cổ Giao tự. Tương truyền, ngôi chùa được dựng lên từ thời Lý.
  • Chùa Mai Phúc còn có tên chữ "Minh Tông Tự", nghĩa là chùa Minh Tông, nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông – Bắc, xã Gia Thụy, nay là tổ 5, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật năm 1992.